Tổng Hợp Lỗi Thường Gặp Của Bếp Gas

( 23-02-2022 - 01:45 AM ) - Lượt xem: 4144

Mục lục[Hide][Show]

    Để sử dụng bếp gas an toàn và hiệu quả nhất, mời bạn tham khảo ngay 10 lỗi thường gặp của bếp gas được Gas Anh Tiệp chia sẻ sau đây. Hy vọng sẽ giúp bạn xử lý các sự cố bếp gas nhanh nhất!

    Ngày nay, bếp gas là một trong những loại bếp khá được yêu thích bởi sự tiện lợi và tiết kiệm chi phí hơn so với những dòng bếp khác. Tuy nhiên, khi dùng bếp gas cũng tiềm ẩn những sự cố gây nguy hiểm mà bạn khó lường trước.

    Chính vì vậy, qua bài viết sau đây, Gas Anh Tiệp sẽ gửi đến bạn 10 lỗi thường gặp của bếp gas giúp bạn nhận biết và xử lý nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Đừng bỏ lỡ nhé!

    Một số lỗi thường gặp của bếp gas và cách khắc phục

    Dưới đây là 10 lỗi thường gặp của bếp gas, cùng Gas Anh Tiệp đi tìm hiểu chi tiết hơn.

    1. Bật bếp không lên

    Lỗi thường gặp nhất khi sử dụng bếp gas là bật bếp không lên hay bếp không cháy. Khi gặp sự cố, bạn bật bếp không lên và không ngửi thấy mùi gas xì ra. Trường hợp này có thể do bình hết gas hoặc van gas bạn khóa mà quên chưa mở. 

    loi thuong gap o bep gas

    • Bạn hãy kiểm tra van gas trước xem chúng được mở chưa. Nếu chưa thì bạn mở van gas và nhấn reset 1-2 lần để chắc chắn bình gas được hoạt động bình thường trở lại.
    • Trường hợp van đã mở nhưng không thấy khí gas thoát ra, bạn nên kiểm tra loại bình gas bằng cách lắc bình và cảm nhận mức độ trọng lượng gas bên trong. Khi nhấc bình lên thấy nhẹ thì có khả năng là hết gas và bạn nên đổi bình mới. Tuyệt đối không tự ý tháo van bình để kiểm tra, bởi rất nguy hiểm.

    2. Bếp bật không bắt lửa

    Khi gặp trường hợp bếp bật không bắt lửa nhưng vẫn ngửi thấy khí gas không quá nồng. Có thể do có không khí tồn tại trong ống dẫn gas. Bạn nên đánh lửa một vài lần liên tục để không khí trong ống dẫn thoát hết ra ngoài. Tiếp đến bật bếp lại xem đã hoạt động bình thường chưa.

    Lỗi này còn có một nguyên nhân khác là do ống dẫn khí bị gấp nếp khiến khi gas bị chặn và khó di chuyển từ ống dẫn khí lên bếp. Bạn hãy khóa gas lại và thay một ống dẫn khí mới để đảm bảo hiệu quả hoạt động và chống cháy nổ.

    3. Lửa trên bếp cháy không đều

    Lửa trên bếp cháy không đều là lỗi thường gặp của bếp gas, nguyên nhân chính dẫn đến lỗi này có thể do các khe ở đầu đốt, pet phun gas bị nghẹt, tắc hay bị cong vênh, bếp gas bị dư gió hay áp suất trong bình.

    lỗi lửa cháy không đều

    4. Ngọn lửa của bếp có màu đỏ

    Đối với bình gas chất lượng, khi nấu nướng se cho ngọn lửa xanh tinh khiết, đây cũng là một trong những tiêu chuẩn nhận biết bình gas thật hay giả. Vì vậy, khi gặp ngọn lửa bếp gas màu đỏ có thể do các nguyên nhân sau:

    • Bình gas đang dùng kém chất lượng: Bình gas kém chất lượng thường bị pha thêm tạp chất.Khi đốt tạp chất theo khí gas phát ra gây hiện tượng ngọn lửa màu đỏ. Nên đổi loại bình gas chính hãng, chất lượng để dùng.
    • Đầu đốt bị bẩn: Đầu đốt bị bám cặn bẩn không được vệ sinh sẽ khiến chất bẩn đốt cháy cùng lúc với khí gas gây hiện tượng ngọn lửa đỏ. Do đó, bạn nên vệ sinh đầu đốt thường xuyên.
    • Bộ phận hút gió bị hư: Ngọn lửa bếp gas màu đỏ cũng có thể do hỏng bộ phận hút gió. Vấn đề này bạn nên nhờ đến sự trợ giúp từ thợ sửa chữa có chuyên môn.

    5. Lửa trên bếp cháy nhỏ khi mở mức to nhất

    Khi bạn mở mức to nhất nhưng lửa trên bếp chỉ cháy nhỏ hoặc cháy "liu riu", nguyên nhân có thể do gas trong bình sắp cạn, ống dẫn gas bị tắc nghẹt hoặc khe thoát lửa bị tắt.

    Lúc này bạn cần kiểm tra lại bình gas, ống dẫn và khe thoát để tìm ra nguyên nhân đang gây ra sự cố này. Nếu bếp cháy nhỏ do sắp hết gas thì thay bình gas mới. Còn trường hợp ống dẫn bị hư hỏng thì nên đổi mới dây.

    6. Bếp bị tắc gas

    Một trong những lỗi thường gặp của bếp gas là bếp bị tắc gas. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên kiểm tra xem đã mở van gas hay chưa, dây dẫn có bị xoắn lại hay bị gấp khúc không...

    Nếu trường hợp bạn gửi thấy mùi gas thì có khả năng ống dẫn bị lắp sai cách và van khóa bị hỏng. Bạn có thể gọi ngay cho bên cung cấp gas để được hướng dẫn sửa chữa hoặc nhờ thợ xuống kiểm tra.

    7. Lửa bắt vào nồi là bốc cháy

    Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với phân cảnh đầu bếp đặt nồi lên bếp và toàn bộ thức ăn bên trong bốc cháy trên các phim truyền hình. Thực tế, việc này hoàn toàn có thể xảy ra nếu thức ăn tiếp xúc ngay lập tức với nhiệt lượng cao trong thời gian nhắn, tạo ra hương vị thơm ngon cho thức ăn.

    lỗi bếp gas thường gặp khi sử dụng

    Tuy vậy, khi bạn đun nấu, gặp sự cố bắt lửa vào nồi hoặc gây cháy sẽ khiến bạn hoảng loạn. Lúc này, bạn nên nhanh chóng tắt bếp, lấy một tấm khăn ẩm đắp lên bếp. Hoặc bạn có thể dùng bình chữa cháy để xịt vào nồi. Trường hợp nồi bắt lửa nhanh sẽ khiến bạn bị bỏng, khi nấu nướng bạn nên đứng cách bếp một khoảng hợp lý và không để con trẻ đùa nghịch, vui chơi trong bếp.

    8. Bếp bật không lên nhưng có mùi gas

    Bật bếp không lên nhưng vẫn ngửi thấy mùi gas là một trong những lỗi thường gặp của bếp gas. Sự cố này xảy ra do bếp đã bị hỏng bộ phận đánh lửa. Do vậy, điều đầu tiên bạn cần làm là tắt bếp và khóa van gas, tiến hành kiểm tra bộ phận đánh lửa và mở bếp thêm vào lần. Nếu không được thì bạn nên điện cho nhà cung cấp để yêu cầu kiểm tra, bảo hành và thay mới bộ phận này.

    Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không dùng giấy hay bật lửa để mồi lửa cho bếp gas, những cách này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.

    9. Ngọn lửa có tiếng kêu

    Ngọn lửa phát ra tiếng kêu khi bạn nấu nướng thường do lắp đặt bình gas và bếp gas sai quy cách khiến các bộ phận không được khớp nhau. Khi gặp trường hợp này bạn cần:

    • Tắt bếp và khóa van gas cẩn thận;
    • Kiểm tra cái chi tiết, mối nối xem đã khớp và vặn chắt tay hay chưa;
    • Kiểm tra và làm sạch khe thoát lửa;
    • Mở van gas và bật bếp xem đã hoạt động bình thường hay chưa.

    10. Sự cố rò rỉ gas - ngửi thấy mùi gas trong nhà

    Sự cố rò rỉ gas là một trong những sự cố gây nguy hiểm nhất, xuất phát từ việc bạn quên không khóa van gas khi dùng hoặc bị gas bị rò rỉ qua dây dẫn. Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà, bạn cần xử lý như sau:

    • Giữ bình tĩnh: Tuy khí gas thoát ra ngoài rất nguy hiểm nhưng chúng không thể bốc cháy hay gây nổ nếu không tiếp xúc với tia lửa hoặc tia lửa điện.
    • Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ thiết bị điện nào: Bạn không nên dùng đồ điện như điện thoại, máy tính bảng để gọi điện bởi sẽ gây cháy nổ không đáng có. Bên cạnh đó, bạn không được mở đèn điện, quạt điện...
    • Đóng van gas: Để tránh khí gas tiếp tục thoát ra ngoài, bạn cần nhanh chóng khóa van gas lại.
    • Mở toàn bộ cửa trong nhà: Sau khi đóng van gas, bạn nên mở tất cả các cửa trong nhà, dùng quạt tay, bìa carton, quyển sách (trừ quạt điện) quạt nhẹ để khi gas thoát ra khỏi nhà.

    Biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho bếp gas

    Khi sử dụng bếp gas, bạn nên nắm một số cách đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho loại bếp này như.

    Biện pháp an toàn khi sử dụng bếp gas

    Cách xử lý bình gas bị cháy

    Một trong những lỗi thường gặp của bếp gas và bình gas cần phải đề cập chính là sự cố cháy bình gas. Thường các loại bình gas chuẩn, phần van gas và hệ thống an toàn được thiết kế khi áp suất bình gas cao bất thường, van gas sẽ tự động xì khí gas ra ngoài để tránh gây nổ.

    Lúc này, hiện tượng cháy cục bộ khi xì khí sẽ xảy ra. Theo các chuyên gia, bạn không nên cố gắng dập tắt đám cháy khi bình gas xì khí bởi dễ gây bỏng. Cách xử lý nhanh của trường hợp này là bạn dùng một chiếc khăn ướt hoặc tấm vải ướt để đậy lên bình gas, nhanh tay siết chặt van gas. Tiếp đến mang bình gas ra khu vực thoáng mát để bình xì khí hoặc tìm giải pháp chữa cháy an toàn.

    Loại bình chữa cháy dùng để chữa đám cháy khí gas hiệu quả

    Khi gặp các sự cố về cháy gas, bạn có thể sử dụng bình chữa cháy CO2, nguyên tắc của cách chữa cháy này là làm loãng nồng độ oxy trong không khí, ngọn lửa không được duy trì và sẽ bị tắt.

    Thêm vào đó, bạn không nên cố gắng dập lửa bằng nước, bởi khi sự cố đám cháy có kiên quan đến dầu sẽ khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn.

    Vị trí đặt bếp và bình gas thích hợp

    Bếp gas nên được đặt ở vị trí thoáng khí, không đón gió trực tiếp bởi gió thổi vào sẽ khiến ngọn lửa tạt vào các đồ dùng gây cháy. Đối với bình gas, bạn cũng đặt ở vị trí thoáng khí, không nên đặt trong tủ bếp đóng kín. 

    Bởi trường hợp bình gas bị hở van, xì khí gas, khi tích tụ lượng lớn khi gas trong tủ bếp không được thoát ra ngoài sẽ gây nguy hiểm nếu tiếp xúc với điều kiện cháy.

    Sử dụng bình gas chính hãng

    Để tránh mua phải bình gas giả, kém chất lượng gây nguy cơ cháy nổ cao, bạn nên chọn mua bình gas chính hãng. Với mỗi hãng gas sẽ có cách phân biệt khác nhau dựa trên quy chuẩn sản xuất con tem. Với thương hiệu gas nổi tiếng như Petrolimex, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được bình gas giả hay bình gas chuẩn chính hãng bằng cách tra mã số với mỗi bình gas trên website.

    Ngoài ra, bạn nên chọn mua bình gas chất lượng ở những địa chỉ phân phối uy tín, chính hãng chẳng hạn như Gas Anh Tiệp.

    khắc phục lỗi thường gặp ở bếp gas

    Phía trên là 10 lỗi thường gặp của bếp gas mà bạn cần biết để sử dụng hiệu quả, đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Mọi thắc mắc liên quan đến bếp gas hay bình gas chính hãng, vui lòng liên hệ ngay với Gas Anh Tiệp để được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng trong ngày.

    NHÀ PHÂN PHỐI GAS VÀ BẾP GAS ANH TIỆP

    (CHI NHÁNH GAS ANH TIỆP)

    Địa chỉ: 220/97 huỳnh văn lũy, P. Phú lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương

    Địa chỉ 2: 131 Lê Hồng Phong, P. Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương

    Điện thoại: 0974 877 456

    Email: congtygasanhtiep@gmail.com

    Website: www.gasanhtiep.com

    Copyright © 2018 CTY TNHH TM DV GAS ANH QUÂN PHÁT. All rights reserved. Design web by Nina.vn | Online: 2 | Tổng truy cập: 1358738

    SL:
    Mua tiếp Giỏ hàng
    Giỏ hàng của bạn ()