Quy Trình Quản Lý Bếp Ăn Công Nghiệp

( 01-02-2024 - 09:33 AM ) - Lượt xem: 537

Nếu bạn đang đau đầu với việc thiết kế quy trình quản lý bếp ăn công nghiệp chuyên nghiệp, bài viết sau của Gas Anh Tiệp chính là giải pháp dành cho bạn!

Mục lục[Hide][Show]

    Quy trình quản lý bếp ăn công nghiệp là một quy trình cơ bản mà bất kỳ hệ thống bếp ăn công nghiệp nào cũng cần phải có. Các khâu từ chuẩn bị nguyên liệu cho đến khi thành một món ăn tới tay khách hàng phải được đảm bảo và quản lý tốt để mang lại năng suất, lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

     

    Hãy tham khảo quy trình quản lý bếp ăn công nghiệp sau đây của Gas Anh Tiệp để có thể xây dựng cho bản thân một quy trình phù hợp và đạt chất lượng. 

    Quy trình sản xuất thức ăn tại bàn bếp

    quy trinh san xuat thuc an tai ban bep

     

    Quy trình sản xuất thức ăn tại bàn bếp bao gồm các bước sau:

    + Bước 1: Nhập hàng, kiểm tra chất lượng vệ sinh;

    + Bước 2: Thực hiện các bước sơ chế thực phẩm tùy theo loại;

    + Bước 3: Bảo quản thức ăn sau khi sơ chế và chế biến;

    + Bước 4: Trước khi mở bán, chia và sắp xếp các suất ăn theo vị trí quy định;

    + Bước 5: Lưu mẫu thực phẩm;

    + Bước 6: Kiểm soát chất lượng phục vụ.

    Quy trình quản lý bếp ăn công nghiệp chuẩn

    Để tìm hiểu kỹ hơn về quy trình quản lý bếp ăn công nghiệp chuẩn, Gas Anh Tiệp xin được giới thiệu với bạn 3 phương pháp sau: Quản lý theo sơ đồ; Quản lý thực phẩm, Quản lý con người.

    Quản lý bếp ăn công nghiệp theo sơ đồ

    Sơ đồ quản lý bếp ăn công nghiệp hay còn được gọi là hệ thống tổ chức chế biến một chiều, được thực hiện theo các bước sau:

    + Bước 1: Tiếp nhận hàng hóa;

    + Bước 2: Kiểm tra hàng hóa;

    + Bước 3: Sơ chế thực phẩm;

    + Bước 4: Lưu mẫu thực phẩm sống;

    + Bước 5: Kiểm tra và lưu mẫu thực phẩm chín;

    + Bước 6: Phục vụ;

    + Bước 7: Thu hồi thực phẩm dư;

    + Bước 8: Vệ sinh;

    + Bước 9: Xử lý rác thải.

    Quản lý thực phẩm

    quan ly thuc pham

     

    Quản lý thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và tiến hành hoạt động. Để đảm bảo thực phẩm đạt chuẩn, bạn cần tuân thủ những tiêu chí sau:

    + Áp dụng “Hệ thống quản lý bếp ăn một chiều”;

    + Trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ cần thiết cho bếp ăn;

    + Định kỳ kiểm tra kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên;

    + Kiểm tra chất lượng thực phẩm trước, trong và sau khi chế biến;

    + Đảm bảo nguồn cung ứng chất lượng;

    + Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình nhập kho, sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm;

    + Kiểm kê hàng hóa và loại bỏ những sản phẩm quá hạn sử dụng;

    + Vệ sinh sạch sẽ bếp ăn thường xuyên sau mỗi lần sử dụng.

    Quản lý con người

    Nhân viên chính là yếu tố thứ hai góp phần ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự thành công của mọi bếp ăn doanh nghiệp. Dù số lượng nhân sự nhiều hay ít, bạn đều cần có những cách quản lý phù hợp như sau:

    + Đầu bếp: Đảm bảo đủ số lượng, phân công rõ ràng, định kỳ đào tạo nâng cao tay nghề;

    + Nhân viên phục vụ: Đảm bảo đủ số lượng phục vụ trong mỗi ca làm, tăng cường đào tạo kỹ năng và thái độ phục vụ;

    + Thu ngân: Chú trọng đào tạo chuyên môn và kỹ năng phục vụ khách hàng.

     

    >>> XEM THÊM:

    Cách Vệ Sinh Bếp Gas Công Nghiệp Sạch Như Mới

    Cách Sử Dụng Bếp Gas Công Nghiệp An Toàn, Tiết Kiệm

    Cách Lắp Bếp Gas Công Nghiệp Đúng Kỹ Thuật

     

    Hy vọng rằng qua bài viết trên, Gas Anh Tiệp đã giúp bạn nắm rõ quy trình quản lý bếp ăn công nghiệp tiêu chuẩn và hiệu quả. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều mẹo hay ho trong việc quản lý khu bếp của mình nhé!

    Các Tin tức khác

    Copyright © 2018 CTY TNHH TM DV GAS ANH QUÂN PHÁT. All rights reserved. Design web by Nina.vn | Online: 2 | Tổng truy cập: 1627039

    SL:
    Mua tiếp Giỏ hàng
    Giỏ hàng của bạn ()